Các loại CPU Intel phổ biến – CPU Intel bottom

Intel trong một thập kỷ qua được mệnh danh là ông trùm về nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm bộ vi xử lý – CPU. Thế nhưng, chứng kiến những bước chuyển mình đáng kinh ngạc của Đội đỏ – AMD đã phả một luồng hơi lạnh vào gáy Đội xanh – Intel. Cuộc đua song mã của Intel và AMD trong lĩnh vực gia công chip xử lý giai đoạn này trở nên gay go hơn nữa. AMD tốt lên không có nghĩa Intel sẽ yếu đi, cùng điểm xem những lá cờ đầu của Intel trong cuộc chiến CPU này gồm những dòng chip nào nhé

logo cpu intel

Các loại CPU Intel phổ biến

Các hãng sản xuất luôn luôn cho ra mắt nhiều sản phẩm thuộc nhiều dòng phân khúc khác nhau nhằm đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng. Nhưng đối với một người mưới bắt đầu tìm hiểu thì việc hiểu hết các phân khúc để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình là điều không hề dễ. Cùng đến với những dòng CPU Intel phổ biến nhất thị trường hiện nay.

I. Intel Celeron

CHúng tôi xin liệt kê các dòng chip theo hiệu năng từ thấp đến cao, chính vì vậy Intel Celeron sẽ được xướng tên đầu tiên. Là dòng phân khúc thấp nhất trong gia đình CPU Intel. Nó được cắt giảm rất nhiều đi nhằm tiết kiệm giá thành. CPU Intel Celeron là bộ xử lý cấp cơ bản của Intel cho các công việc tính toán hết sức đơn giản, như Email, Internet và tạo tài liệu.

Dòng CPU Celeron từ trước đến nay vẫn chỉ có 2 nhân/2 luồng, CPU Celeron xịn nhất hiện nay (tại thời điểm viết bài) là G4920 với xung nhịp lên đến 3.20GHz, dung lượng Cache vẫn chỉ dừng lại ở 2MB. Mặc dù là phân khúc giá rẻ nhưng Celeron vẫn được trang bị Intel Graphics

logo cpu intel celeron

Ở một số tác vụ nhẹ nhàng, Pentium và Celeron chưa tạo ra nhiều sự khác biệt. Nhưng khi chạy ở các ứng dụng mạnh đòi hỏi CPU mạnh như chơi game, đồ họa, video thì Celeron sẽ tỏ ra yếu hơn rất nhiều so với người anh Pentium. Nhưng bù lại Celeron được lợi thế rất tiết kiệm điện.

II. Intel Pentium

Mạnh mẽ hơn Celeron một chút đó chính là Pentium, nhưng Pentium vẫn có nhiệm vụ đánh vào người dùng có hầu bao hạn hẹp nhưng muốn có hiệu năng cao. Để cắt giảm chi phí CPU Pentium lược bỏ đi các công nghệ hiện đại như Turbo Boost hay siêu phân luồng nhưng bù lại Intel Pentium có khả năng tương thích với rất nhiều bo mạch chủ đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.

CPU Pentium thông thường có 2 nhân/2 luồng ( đối với các mã Pentium cao cấp là 2 nhân/4 luồng) (điển hình như CPU Intel Pentium G4560, mang trong mình sức mạnh gần như tương đồng với I3 6100 ). Với mức xung nhịp từ 1.1 GHz và tối đa lên đến 3.8 Ghz ( Pentium G5500). Dung lượng Cache của Pentium từ 2MB và lên tới 4MB với các mã cao cấp như G5500. Thế hệ thứ 8th của Intel đã được cải tiến hơn rất nhiều khi Pentium có sức mạnh ngang với 1 CPU Intel Core thế hệ 7th. Đó là một món quà rất hời cho người dung.

logo cpu intel pentium

III. Intel Core I

Intel Core I là “con gà đẻ trừng vàng” của Intel vì sản lượng CPU Intel Core I đến tay người dùng lớn nhất trong gia đình Intel. Trong dòng Core I thì Intel lại tiếp tục chia ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng là Core i3,Core i5,Core i7, và Core i9.

Intel Core I3

Dòng Core I3 thế hệ 8th là một cuộc cách mạng lớn của Intel, trước đây Core I3 chỉ có 2 nhân/4 luồng và xung nhịp nhỉnh hơn so với Pentium. Khi đời Core I3 đời 8th ra mắt thì nó có đến 4 nhân/ 4 luồng, sức mạnh đó ngang ngửa với Core I5 đời cũ. Nhưng bên cạnh đó, Core I3 vẫn bị cắt giảm các công nghệ đa luồng Hyper Threading, song lại không có Turbo Boost cho phép tự động ép xung vi xử lý khi chạy tác vụ nặng.

Intel Core I5

Core I5 là sản phẩm trung cấp. Lên đến thế hệ thứ 8th thì Core I5 sở hữu trong mình 6 nhân/ 6 luông ( từ thế hệ 7th trở xuống chỉ có 4 nhân/ 4 luồng). Kèm với đó là các công nghệ cao cấp như Turbo Boost, Hyper Threading. Ngoài ra, dòng Core I5 còn có một số mã cho phép OC ( ép xung ) để đưa xung nhịp CPU lên cao hơn đem đến hiệu năng tốt hơn. Ví dụ như: I5-8600K. i5-9600K….

Intel Core I7

Đó là bản cải tiến của Core I5 và đem trong mình tất cả các công nghệ hiện đại. CPU Core I7 thế hệ thứ 8th có 6 nhân/ 12 luông, xung nhịp lên tới 4.60 GHz (Turbo Boost). Dung lượng Cache thế hệ 8th đã lên đến 12MB.

Intel Core I9

Đây là dòng sản phẩm mới được ra mắt và nó cũng là thế thế hệ cuối cùng của Intel Core hiện tại. Core I9 ra mắt nhằm đáp ứng các công việc nặng như: chơi game, xử lý đồ họa, biên tập video, stream, …của người dùng. Dòng CPU Core I9 hiện tại là I9-9900K có 8 nhân/ 16 luồng, dung lượng Cache 16MB, xung nhịp khi Turbo Boost lên tới 5.00GHz. Nhìn qua các thông số như vậy chắc chắn Core I9 sẽ không làm người sử dụng thất vọng.

logo cpu intel core

IV. Intel Xeon

Intel Xeon là CPU dành cho các máy trạm ( vẫn dùng được cho máy tính cá nhân, đối với nhưng người dùng đỏi hỏi xự ổn định thực sự cao). Intel Xeon đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đòi hỏi CPU làm việc liên tục và ổn định bền bỉ. CPU Xeon làm việc ổn định hơn so với Intel Core i, nhờ hỗ trợ công nghệ RAM ECC tự phục hồi những bit lỗi trong quá trình truyền tải dữ liệu giữa CPU và RAM, nên máy không bị lỗi màn hình xanh khi rendering hay đang sử dụng. Chúng ta có thể thấy, trong cùng một thế hệ, CPU Xeon luôn ra mắt sau cùng so với các dòng chip khác. Lý do có thể kể đến đầu tiên là, Intel sẽ tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình người dùng sử dụng CPU i5, i7, i9… rồi hoàn thiện thêm trên con chip “chốt hạ” Xeon.

logo cpu intel Xeon

Các CPU Intel Xeon có số nhân số luồng cực kì lớn, ví dụ như Xeon Platinum 8176 có đến 28 nhân/ 56 luồng, dung lượng Cache 38,5Mb. CPU Intel Xeon về mọi thứ vượt trội hơn hẳn dòng Core nhưng bù lại xung nhịp của Xeon lại thấp hơn vì nhằm nhắm đến độ ổn định. CPU Xeon còn có thể kết hợp 2 CPU trên bo mạch chủ nhằm tối đa hóa sức mạnh của mình. Bo mạch chủ hỗ trợ Dual Socket thì người dùng có thể lắp được 2 CPU Xeon, như vậy một máy tính nhỏ gọn nhưng đem trong mình rất nhiều sức mạnh. Bù lại giá thành của CPU Xeon đắt nhất trong gia đình Intel.

Comment
Share