bàn phím footer

Bàn phím cơ Corsair K68

Bạn cần Bàn phím cơ hay Bàn phím thường?

Hiện nay, trên thị trường ICT có vô vàn mẫu bàn phím các loại bao gồm cả phím cơ lẫn phím thường khiến người dùng bị “ngợp”. Không phải ai cũng hiểu và nhận biết được các loại bàn phím và các thuộc tính đặc trưng của nó. Có thể bạn chưa biết, nhưng hiện nay, dựa vào kết cấu, người ta phân chia bàn phím thành rất nhiều các biến thể khác nhau để phù hợp với các mục đích đặc thù. Phụ thuộc vào cách mà nó chuyển đổi các phản hồi từ ngón tay trở thành tín hiệu tới máy tính.

Để người dùng bớt phần lúng túng, như tiêu đề, chúng tôi xin đưa ra những nhìn nhận khách quan nhất từ những người có kinh nghiệm sử dụng để cho các bạn tiện hình dung giữa 2 loại bàn phím phổ thông nhất hiện nay: Bàn phím thường và bàn phím cơ – đâu là lựa chọn của bạn.

Bàn phím thường (còn gọi là Membrance hay Rubber Dome Keyboard)

Loại bàn phím này đang thống trị khối văn phòng hiện nay, trước đó là toàn thế giới. Phương thức truyền dẫn tính hiệu Membrance này còn được ứng dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị bao gồm bàn phím máy tính thông thường, bàn phím laptop, một số mẫu điện thoại sử dụng bàn phím cứng và nhiều thiết bị khác mang giao thức nút bấm.

Các bàn phím sử dụng công nghệ này có 3 lớp. Lớp trên cùng bao gồm phím bấm cao, hoặc nhãn mã có in ký tự được dán trên bề mặt phẳng.

Có thể nhận thấy, có 2 cách thiết kế phím bấm dựa theo độ cao của phím bấm. Bàn phím phẳng thường được sử dụng trên các thiết bị điện tử như máy photocopy, lò vi sóng, máy giặt,… Khi nhấn các nút này, chúng ta thường cảm thấy một chút đàn hồi trở lại ngón tay nhưng không thực sự rõ rệt, đó là do hành trình từ lớp trên cùng (phím bấm) xuống lớp thứ 2 (cao su) rất ngắn.

Với mẫu bàn phím thông thường, có phím bấm cao, cảm giác bấm rõ rệt hơn bởi hành trình phím lúc này sâu hơn.

Bàn phím thường

Combo chuột và bàn phím huyền thoại Logitech MK120

Bàn phím cơ

Thông thường khi người dùng thao tác trên bàn phím thường sẽ cần phải nhấn phím sâu xuống chạm đáy thì hệ thống mới ghi nhận được dữ liệu. Trong khi đó, bàn phím cơ có cấu tạo bằng lò xo đặc biệt nên người dùng chỉ cần nhấn một nửa lực so với bàn phím thường là thao tác đã được ghi nhận. Nhờ việc rút ngắn hành trình phím còn một nửa sẽ giúp độ bền của phím cơ tăng lên đáng kể với tuổi thọ trung bình đạt khoảng từ 30 đến 50 triệu lần nhấn cao hơn rất nhiều so với phím thường thường chỉ dao động trong khoảng từ 1 đến 5 triệu lần nhấn. Ngoài ra, thao tác trên phím cơ cũng rất chính xác, thời gian phản hồi nhanh chóng, đáp ứng tốt cho nhu cầu giải trí và làm việc. Dưới đây là các đặc tính nổi bật của bàn phím cơ bạn nên bỏ túi trước khi quyết định mua.

Chọn Switch

Hiện nay, nổi tiếng nhất là các loại switch của hãng Cherry MX đến từ Đức, kế đó là switch Razer do chính hãng gear Razer tạo ra, switch Romer-G của Logitech và một số dòng switch giá rẻ từ Trung Quốc như TTC, Kailh, Longhua. Dù là switch của hãng nào thì tựu chung chia làm 3 nhóm:

hành trình bàn phím cơ

Linear: cho tốc độ gõ nhanh, êm ái, không gây ra tiếng động và không có lực cản.

Tactile bump: cho cảm giác gõ rõ ràng với lực cản nhưng không phát ra tiếng clicky

Tactile click: giống tactile bump nhưng có tiếng clicky “tạch tạch” khi gõ

Blue switch GIF

Các tính năng điều khiển

Hầu hết các phím cơ hiện nay đều tích hợp tính năng điều khiển như tăng giảm âm lượng, play/pause, tắt khẩn nút Windows, tổ hợp phím Macro. Bạn không phải quá lưu tâm đến vấn đề này trừ khi bạn thích các nút Macro để tạo những tổ hợp phím tắt ảo diệu hơn trong game.

N-Key rollover

Đây là cụm từ không mấy dễ hiểu với đại đa số game thủ. Dễ hiểu nhất đó chính là khả năng nhận diện nhiều phím cùng một lúc. Thông thường thì một bàn phím cơ sẽ nhận diện từ 3 tới 26 phím bấm cùng một lúc mà không bị nhầm lẫn. Con số thường thấy trên các bàn phím tốt là 20 tới 24.

Antighosting

Vì được thiết kế công tắc riêng cho từng phím nên sẽ không xả ra hiện tượng tín hiệu giữa các phím bị lẫn qua nhau như bàn phím rubber dome.

Kích thước bàn phím

Nếu như không tính các nút macro hay các phím mở rộng media được nhà sản xuất tích hợp thêm thì có 2 kích thước phím cơ thông dụng. Loại full size đầy đủ 104 phím tính luôn cả khu phím số bên phải. Loại còn lại Tenkeyless (TKL) 87 phím đã lược bỏ đi khu phím số tối giản theo nhu cầu và tiện dụng trong những cuộc du đấu.

Keycap

Chủ yếu là chất liệu keycap. Có 2 loại chính là ABS và PBT. Khác biệt chủ yếu liên quan đến độ bền keycap. PBT có độ bền cao hơn ABS.

Cách thức in cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền. In thường sẽ nhanh chóng bay màu khi mồ hôi tay đổ ra. In laser bền hơn và bền nhất là in Double shot, đúc 2 màu riêng biệt, 1 cho keycap và 1 cho ký tự.

Ngoài ra, game thủ quan tâm nhiều đến hình thức sẽ rất thích đèn Led. Led đẹp nhất là RGB đổi màu liên tục với 16 triệu màu.

Bàn phím cơ Corsair K68 Bàn phím cơ Logitech G Pro

 

Bàn phím giả cơ

Đối với thể loại này chúng tôi không rõ nên liệt nó vào hàng ngũ bàn phím thường hay bàn phím cơ bởi nó được lai tạp giữa giao thức Rubber Dome của bàn phím thường nhưng lại mang ngoại trang bắt mắt và cảm giác gõ của bàn phím cơ. Và tất nhiên, ngoại trang hầm hố và tái tạo cảm giác bấm của phím cơ là tất cả những gì nó có, về bản chất thì không N-KEY Rollover, không Antighosting, không phần mềm…

bàn phím giả cơ

Mong rằng với nhưng gì chúng tôi tổng hợp được, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về bàn phím nói chung trước khi quyết định mua bàn phím mới.

Comment
Share