AM4 – Nước cờ đầy toan tính của AMD

Sau nhiều năm im hơi lặng tiếng để cho Intel thỏa sức làm mưa làm gió, AMD bất ngờ giới thiệu kiến trúc CPU mới của mình là Zen vào cuối năm 2016. Ở thời điểm đó, mặc dù kiến trúc Zen của AMD đem lại hiệu năng đa nhân với giá thành có sức cạnh tranh rất tốt so với đối thủ của mình là Intel. Nhưng lại bị yếu thế hơn hẳn về hiệu năng đơn nhân, đặc biệt là khi chơi game, cộng thêm do là nền tảng kiến trúc mới nên vào thời điểm đó Zen của AMD có rất ít lựa chọn nên chưa nhận được sự đón nhận từ phần lớn số lượng người dùng.

Sự trở lại đầy ngoạn mục

Tuy nhiên đó là câu chuyện của 3 năm về trước, với sự ra mắt của Zen+ tại CES 2018 đem lại nhiều cải thiện đáng kể về khả năng tương thích RAM, ép xung và tốc độ xử lý đơn nhân, thế hệ Ryzen thứ 2 trên desktop của AMD bắt đầu thể hiện rõ sự chuyển biến rõ rệt và thu hút được nhiều sự chú ý hơn từ các đối tác sản xuất linh kiện và cộng đồng công nghệ cũng như game thủ. Sự thay đổi đột ngột này khiến cho Intel phải vội vàng trở mình để chạy theo AMD trong khoảng từ đầu năm 2017 cho đến cuối năm 2018 với sự thay đổi khá lớn trên các bộ CPU Core i thế hệ thứ 8.

Tưởng chừng như cơn ác mộng của Intel bắt đầu dịu xuống thì tại CES 2019, AMD công bố kiến trúc Zen 2 sử dụng công nghệ 7nm của mình và sau đó được giới thiệu trước cộng đồng công nghệ tại Computex 2019. Với sự thay đổi đáng kể từ số nhân/luồng xử lý, bộ nhớ đệm, IPC (số tập lệnh trên mỗi chu kì), tốc độ đơn nhân đều được cải thiện đáng kể. Ngay cả ở phần xử lý đơn nhân vốn là khía cạnh để gỡ gạc cho Intel nay cũng đã bị AMD đuổi sát nút, thậm chí còn có nguy cơ bị AMD vượt mặt.

Socket AM4

Góp phần lớn vào sự đột phá này, không thể không kể tới nền tảng socket AM4 của AMD, với khả năng tương thích ngày càng được cải thiện cộng thêm khả năng hỗ trợ lâu dài được AMD bảo đảm duy trì cho tới 2020. AM4 có thể xem là giấc mơ thành hiện thực đối với cộng đồng công nghệ. Trong bài viết này, Phong Vũ sẽ giới thiệu các dòng mainboard AM4 phổ biến đang và sắp có trên thị trường để bạn có được lựa chọn phù hợp nhất nhé.

X570

Ra mắt tai Computex 2019, được trang bị hoàn toàn với công nghệ mới và tốt nhất dựa trên thiết kế tiêu chuẩn của mainboard dành cho máy chủ. Bộ điều khiển và cấp nguồn được nâng cấp khá nhiều, kèm theo hệ thống tản nhiệt tốt hơn đảm bảo độ ổn định cho mainboard.

Ngoài những điểm trên, tính năng nổi bật nhất trên các mainboard X570 là thế hệ mainboard đầu tiên hỗ trợ PCI 4.0. Đem lại tốc độ truyền dữ liệu gấp đôi so với tốc độ cao nhất hiện nay trên PCI 3.0.

AM4 X570 (pcgamesn)

Kết hợp với các CPU Ryzen thế hệ thứ 3 cao cấp chuẩn bị ra mắt vào tháng 7, đây chắc chắn sẽ là lựa chọn thay thế hoàn hảo nếu như bạn đã quá nhàm chán với các lựa chọn đang có từ Intel.

X470

Chỉ vì trong một thời gian ngắn nữa, X570 sẽ là dòng chipset đầu bảng mới không có nghĩa X470 sẽ mất đi vị trì của mình trong phân khúc cao cấp. Một chiếc mainboard sử dụng chipset X470 vẫn sẽ hỗ trợ tốt Ryzen 7 thế hệ thứ 3.

AM4 X470 (techspot)

Tuy nhiên bạn sẽ không có được hỗ trợ từ khe PCI 4.0 và nếu như bạn là một người yêu thích ép xung thì cần phải chú ý đến việc các bộ CPU Ryzen 9 được trang bị từ 12-16 nhân sẽ có công suất tiêu thụ cao hơn khá nhiều. Cho nên nếu bạn có ý định sử dụng Ryzen 9 trên mainboard X470 thì đây là điều cực kì quan trọng cần được chú ý.

B450

Được xem là lựa chọn của rất nhiều game thủ, các mainboard B450 hiện đang là lựa chọn có hiệu năng trên giá thành tốt nhất đối với AMD. Tiếp tục hỗ trợ Zen 2, B450 chắc chắn vẫn sẽ là lựa chọn sáng giá cho các cấu hình chơi game tầm trung, đặc biệt nếu như bạn có ý định nâng cấp lên Ryzen 5 thế hệ thứ 3.

AM4 B450 Tomahawk (techspot)

A320

Mặc dù không hỗ trợ kiến trúc Zen 2, nhưng những chiếc mainboard A320 vẫn có chỗ đứng riêng của mình, đặc biệt là ở phân khúc bình dân với các dòng CPU Ryzen 3 thế hệ 2 và Ryzen APU, đem lại cho người dùng phổ thông và các game thủ lựa chọn vẫn rất đáng được tham khảo trong tầm giá với đầy đủ các tính năng cơ bản cho bất kì cấu hình PC nào.

AM4 A320 (techspot)

Comment
Share