Hướng dẫn tối ưu cấu trúc URL thân thiện với SEO

Ấn tượng đầu tiên luôn quan trọng. Khi vào website, URL là thứ mà Google và người dùng để mắt tới đầu tiên.

URL là những block thông tin thể hiện sự phân cấp rõ ràng trong cấu trúc của website nhưng cũng đồng thời thể hiện sự bình đẳng về tầm quan trọng của mọi tầng trong miền, dẫn dắt khách hàng tới mục tiêu mong muốn.

Chúng có thể tương đối rắc rối nêu không được kế hoạch từ trước và dẫn bạn vào vòng lặp redirect không lối thoát. Đương nhiên cả Google và người dùng sẽ không cảm thấy dễ chịu chút nào nếu mắc phải vấn đề này.

Nhưng cấu trúc URL chuẩn xác cần phải được tạo nên từ sự hỗn hợp giữa tính hữu dụng và khả năng tiếp cận cùng với phương pháp SEO cổ điển tốt.

Mặc dù không có công thức/ cách tiếp cận tổng quát cho mọi trường hợp, có thể những quy tắc sau đây sẽ giúp tận dụng tốt đa URL và khiến site SEO thành công trong tương lai.

Sử dụng Keyword

Mỗi khi khởi tạo một page trên domain, nó phải có mục đích. Để giao dịch, để cung cấp thông tin hay để quản lý, mục đích tồn tại của page phải được quyết định đầu tiên.

Để page này được tìm đến bởi đúng người (và crawlers), bạn cần phải kết hợp keyword và những term cụ thể. Cách đơn giản nhất để làm việc này đó là định nghĩa (term) nên được bao gồm trong URL, gần với domain gốc.

Ví dụ tổng quát: https://example.com/topic

Ví dụ cụ thể về chủ đề whiskey: https://example.com/whiskey

Tuy nhiên vấn đề này cũng không đơn giản.

Chúng ta nên dùng “whiskey” hay “whisky”? Cả hai đều đúng, với “whiskey” là cách phát âm Ireland và “whisky” là Scot. Cách phát âm của Ireland đã được du nhập vào US, nhưng cần nhiều chứng cứ hơn để được chọn.

The Moz Keyword Explorer hoặc Ahrefs là giải pháp tuyệt vời cho sự mông lung này khi nó nhóm các keyword và ước lượng search volume cho topic cụ thể.

Xây dựng một hệ thống hoàn thiện cho tương lai

Có lẽ thử thách lớn nhất khi đối mặt với việc phân tầng cho website đó là đảm bảo rằng chúng vẫn phát huy tác dụng trong nhiều năm tới.

Điều này là lý do tại sao một số website lại là một đống sub-domain được vá chằng chịt, những đường dẫn đối nghịch chỉ để dẫn tới các sản phẩm tương đương. Một trải nghiệm tồi tệ cho người dùng cũng như gửi tới những tín hiệu mơ hồ tới Google về cách mà bạn tạo category cho sản phẩm.

An example of this would be:

https://example.com/whiskey/irish-whiskey/jameson

https://example.com/bushmills

URL đầu tiên dẫn dắt mượt mà từ domain tới cat tới sub-cat và tới sản phẩm. URL thứ hai dẫn trực tiếp từ domain tới sản phẩm. Về mặt cấp bậc, cả 2 đều là sản phẩm và có cùng cấp bậc, nhưng Jameson lại là ví dụ tốt hơn cho cả SEO và người dùng.

Chúng ta gặp phải vấn đề này rất nhiều lần, tại sao?

Thiếu giao tiếp giữa các phòng ban là một cách giải thích đơn giản. Một sản phẩm mới được công bố trực tiếp trên website mà thiếu tư vấn từ những đơn vị khác có thể dẫn tới sự thất bại của kế hoạch dài lâu.

Tránh sử dụng từ ngữ hoặc kí tự dư thừa

Đảm bảo người dùng có thể hiểu trang của bạn có nội dung ra sao chỉ bằng việc nhìn vào URL. Điều đó có nghĩa bạn không cần phải nhồi vào đầy đủ mọi giới từ, liên từ.

Từ ngữ như “and” hoặc “the” gây nhiều nhiễu loạn và có thể được loại bỏ khỏi URL. Người đọc và Google vẫn có thể hiểu mà không cần chúng.

Lặp lại Keyword quá nhiều trong URL với hi vọng nâng cao vị trí trên SERP cũng chỉ gây nên cấu trúc URL spam.

Ví dụ: https://domain.com/whiskey/irish-whiskey/jameson-irish-whiskey/jameson-irish-whiskey-history

Việc sử dụng 2 main keyword ban đầu có thể hiểu được nhưng 2 lần lặp lại sau là quá dư thừa.

Thêm vào đó cũng có một số trường hợp cần lưu ý

  • Case Sensitivity: Một URL cụ thể có thể có nhiều phiên bản. Sử dụng canonical tags để chọn lấy một làm phiên bản URL làm chính. Hoặc nếu có thể, sử dụng permanent directs.
  • Hashtag: Hashtag có thể có ích trong việc di chuyển người dùng tới section cụ thể, nhưng hạn chế sử dụng chúng. Nếu nội dung đứng sau # là unique, hãy biến chúng thành một URL đơn giản.
  • Sử dụng dấu gạch ngang để ngăn cách các từ ngữ trong một dây URL. Gạch dưới lại kết nối các từ ngữ lại với nhau, nên hãy lưu ý sử dụng chúng.
  • Vượt quá 512 pixel, Google sẽ cắt ngắn đi URL trên trang SERP. Giữ độ dài URL càng ngắn càng tốt mà không làm mát đi ý nghĩa cơ bản.

Hạn chế Dynamic URL

Tùy vào nền tảng quản lý nội dung đang được sử dụng mà URL có thể được tạo ra với dạng dynamic URL như sau

https://domain.com/cat/?cid=7078.

Dạng này tương đối khó coi và đi được lại những quy luật đã nhắc đến ở trên. Do vậy chúng ta muốn sử dụng static URL với cấu trúc logic và thân thiện với người dùng hơn.

Làm thế nào để vượt quan vấn đề này? Web server chạy Apache có thể được viết lại rule và một số tool như Generate It cũng tương đối hữu ích.

Một số web developers lại ưa thích relative URL. Vấn đề của relative URL trong SEO đó là chúng phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Một khi hoàn cảnh thay đổi, URL có thể không hoạt động. Do đó trong SEO, sẽ tốt hơn là absolute SEO được sử dụng.

Các ứng dụng phân tích sử dụng tham số như sid hoặc utm cũng có thể vô tình tạo nên URL với nội dung trùng lặp. Để khắc phục, bạn có thể:

  • Điều chỉnh để Google bỏ qua các tham số URL cụ thể trong Google Search Console > Configuration < URL Parameter.
  • Thêm vào tham số trong những phụ bản ngắn hơn của URL.

Hợp nhất các những phiên bản của Site

Có 2 phiên bản thông dụng nhất được khi được đưa lên search engine: www/ non-www hoặc được bảo mật (https)/ không bảo mật (http).

Nhưng tại sao lại phải lo lắng về có “www” hay không? Lý do là, một số backlink có thể trỏ về phiên bản www, nhưng một số khác lại dẫn tới non-www.

Hầu hết SEO sử dụng 301 redirect để đổi hướng.

Một số khác lại điều chỉnh Search Console > Configuration > Settings > Preferred Domain. Tuy nhiên các làm này có một số bất cập

  • Chỉ có tác dụng trên Google
  • Bó buộc trong root domain. Nếu sở hữu site dạng  example.wordpress.com, phương phách này không dành cho bạn.

Tận dụng canonical tags

Một mẩu code tương đối hữu dụng nếu chúng ta sở hữu nhiều phiên bản của cùng một trang. Bằng cách thêm vào canonnical tags, bạn có thể cho Google biết rằng phiên bản nào được ưu tiên.

Canonical tag đặc biệt hữu ích đối với những trang bán hàng online.

Ví dụ trên trang bán hàng Macy, có thể trực tiếp truy cập vào Quilts & Bedspreads page thông qua URL  (https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads), hoặc có thể chọn con đường từ homepage:

  • Homepage >>> Bed&bath >> Quilts & Bedspreads. URL được tạo ra
    https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads?id=22748&edge=hybrid
  • Hoặc Homepage >> For the Home >> Bed & Bath >> Bedding >> Quilts & Bedspreads. URL được tạo ra
    https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads?id=22748&cm_sp=us_hdr-_-bed-%26-bath-_-22748_quilts-%26-bedspreads_COL1

Cả 3 URL có cùng 1 nội dung, nhưng nếu nhìn vào code của mỗi page, bạn có thể tìm thấy tag sau trong phần head element

Tạo nên thẩm quyền về chủ đề

Quay trở lại với với ví dụ về trang e-commerce về whiskey. Với tư cách là một trang thương mại điện tử, bán càng nhiều sản phẩm càng tốt là sứ mệnh. Tuy nhiên việc chỉ đẩy ra các product page quả thực là một tầm nhìn SEO hạn hẹp.

Nghiên cứu ban đầu từ Moz Keyword Explorer là một nguồn tài liệu tốt để bắt đầu kế hoạch. Dưới đây, chúng ta có keyword list và những chủ đề có volume cao nhất. Từ đây, phân loại chúng thành các chủ đề chính hay chủ đề cho trang nội dung bổ trợ.

Vấn đề nằm vượt qua cả cách sắp xếp category > sub-cat > product thông thường. Bởi nếu xét về tính chính hay bổ trợ của nội dung, product rất có thể sẽ có tầm quan trọng tương đương category. Tuy nhiên, người dùng lại muốn được dẫn dắt cụ thể hơn và được giúp đưa ra lựa chọn đúng.

Ví dụ người ta muốn biết whiskey được tạo ra như thế nào, có những loại nào, phát âm “whiskey” hay “whisky” là chính xác. Đây có thể là khởi đầu của một chuỗi nội dung về cách uống whiskey hay lịch sử của whiskey trên site.

Kết hợp với độ khó từ khóa, ưu tiên kinh doanh và khả năng tạo content, cách tiếp cận này sẽ nhanh chóng hình thành cấu trúc phân cấp site và phân tích cơ hội.

Với nội dung về whiskey, cấu trúc được hình thành có thể dần được xây dựng như sau:

https://domain.com/whiskey/whiskey-tasting-guidehttps://domain.com/whiskey/whiskey-tasting-guide/how-to-taste-whiskeyhttps://domain.com/whiskey/whiskey-tasting-guide/how-is-whiskey-madehttps://domain.com/whiskey/whiskey-tasting-guide/barley-whiskey

Một lần nữa có nhiều lựa chọn cần được quyết định.

Trong URL cuối, một số có thể có ý kiến về việc tasting guide cho barley whiskey nên nằm dưới sub-cat page về barley whiskey. Dù sao barley-whiskey cũng đã được đánh dấu là main-content ở phía trên.

Việc đưa ra quyết định kiểu trên lại liên quan tới việc giá trị nào nên được tập trung và thống nhất (tasting guide); phân chia các giá trị có thể giảm cơ hội đạt vị trí rank cao.

Tất cả mọi điều trên đều sẽ đóng góp vào tính thẩm quyền về chủ đề và khả năng xuất hiện của site.

Tạo XML Sitemap

XML Sitemap là gì? Nói một cách dễ hiểu, đó là danh sách URL của site mà chúng ta trình kiến search engine với 2 mục đích

  • Giúp search engine tìm kiếm các page của site dễ hơn.
  • Search engine có thể sử dụng sitemap làm khung đối chiếu để quyết định canonical URL.

Việc tìm kiếm ra URL được ưu tiên (canonical) là cần thiết như chúng ta đã bàn luận ở trên.

Search engine không hề muốn những nội dung trùng lặp và sẽ sử dụng các thuật toán đặc biệt để phát hiện các trang sao nguyên và chỉ lựa chọn 1 URL duy nhất đại diện cho cả nhóm. Những web page khác sẽ được lọc bỏ.

Những web page nào nên xuất hiện trong sitemap? Với mục đích SEO thuần túy, chỉ chọn duy nhất web page chúng ta mong muốn được xuất hiện trên SERP.

Tổng kết

Một cấu trúc URL thân thiện với SEO bao gồm những đặc điểm sau đây:

  • Dễ đọc: Người dùng và search engine có thể hiểu ngay lập tức trang có chủ đề gì chỉ thông qua quan sát URL.
  • Giàu Keyword: Keyword luôn quan trọng cũng như nên bao gồm target queries trong URL. Cẩn thận việc kéo dài URL nhiều hơn so với cần thiết.
  • Ổn định: Có muôn vàn cách tạo nên cấu trúc URL thân thiện, nhưng một khi khung logic đã đươc chọn, hãy áp dụng nó nhất quán, xuyên suốt site.
  • Static: Hiếm khi nào các tham số dynamic là bạn nhất nhất của SEO. Lựa chọn giải pháp để render static URL khi có thể.
  • Đảm bảo tương lai: Lên kế hoạch lâu dài cho cấu trúc site. Tối thiểu hóa số lượng redirect trong tên miền.
  • Kiến thức rộng:  Sử dụng khái niệm về nội dung chính và nội dung bổ trợ để đảm bảo rằng có độ bao phủ phù hợp đối với mọi topic liên quan. Điều này sẽ tối ưu hóa khả năng xuất hiện của site.
  • Dữ liệu hỗ trợ: Để phát hành và cập nhật cấu trúc site cụ thể cần tới nhiều nguồn lực. Các con số có tiếng nói quan trọng nên hãy tận dụng dữ liệu tìm kiếm và phân tích để hỗ trợ kế hoạch.
  • Đệ trình tới search engine: Tạo nên XML sitemap bao gồm mọi URL mà bạn muốn rank thông qua SEO. Điều này sẽ đảm bảo mọi nỗ lực chăm chỉ sẽ được đền đáp.

 

Comment