Chipset Z390, bản cải tiến hoàn hảo từ nền tảng Z370 dành cho CPU Coffee Lake và Coffeelake-S.
Như vậy, mới đầu vào cuối quý 3 của năm 2018, Intel đã chính thức giới thiệu chipset z390 với những bước cải tiến mới với thế hệ đàn anh Z370 nhằm tối ưu hóa tốt nhất cho những dòng Chip 8 nhân Coffee Lake cao cấp và thế hệ CPU tiếp theo của Intel. Và trên thị trường thời điểm hiện tại những nhà sản xuất là lần lượt giới thiệu và tung ra những mẫu mainboard chạy chipset mới nhất này đến từ nhà Intel.
Z390 được giữ nguyên những đặc tính kĩ thuật của Z370 nhưng đã bổ sung những công nghệ mới như:
+ Intel Wireless-AC 802.11 AC và Bluetooth 5.0
+ Intel Wireless-AC Adapter
+ Hỗ trợ tối đa 6 x USB 3.1 Gen 2 Ports
Thông số kĩ thuật chi tiết :
Chipset Z390 thuộc dòng Intel 300 Series Chipset. Nó vẫn có trong mình tất cả những công nghệ tốt nhất từ thế hệ trước như :
- Chipset Z390 hỗ trợ tốc độ bus lên đến 8 GT / s DMI3
- Mức tiêu thụ điện (TDP – Thermal Design Power) : 6W
- Có hỗ trợ khả năng ép xung (OC – Overlock)
- Hỗ trợ 2 kênh RAM (dual-channel) cho tốc độ lên tới 2666 MHz
- Hỗ trợ RAID với Intel Rapid Storage
- Hỗ trợ bộ nhớ Optane và số lượng lane tốc độ cao HSIO
- Z390 hỗ trợ tới 6 cổng USB 3.1 gen 2, 10 cổng USB 3.1 Gen 1 và 14 cổng USB 2.0
Intel Wireless-AC 802.11
Điểm đặc biệt và nổi trội hơn hẳn so với thế hệ đàn anh là Z390 đã được Intel tích hợp vào Công nghệ Wifi AC băng tần kép hỗ trợ kênh 160 Mhz với tốc độ kết nối tối đa là 1733 Mbps. Công nghệ được Intel nhấn mạnh là nhanh gấp 12 làn so với 802.11m trên các giải pháp wifi tích hợp giá rẻ thường thấy.
Giải pháp Wifi này của Intel dựa trên Connectivity (CNVi) – một giải pháp kết nối cho các thiết bị kết nối không dây được thiết kế bởi Intel cho bộ vi xử lý của họ. CNVi đã được giới thiệu vào năm 2017 với sự ra mắt của Gemini Lake và cũng được lên kế hoạch cho các chipset di động trong tương lai bắt đầu với Cannon Lake.
Theo kiến trúc CNVi, các khối chức năng lớn (và thường có giá thành rất đắt) được tích hợp trên một chip vô tuyến điển hình được chuyển vào bộ vi xử lý hoặc chính chipset. Điều này bao gồm bộ vi xử lý và logic liên quan, bộ nhớ và các thành phần MAC của lõi Bluetooth và Wi-Fi. Các phần còn lại (tức là, bộ xử lý tín hiệu, các chức năng analog và RF) được để lại trên mô-đun Companion RF (CRF) dùng khe M2 .
Chức năng kết nối được chuyển đến SoC được kết hợp trong một khối gọi là Pulsar. Pulsar giao tiếp với phần còn lại của SoC thông qua các giao diện và bus nội bộ của nó. Pulsar giao tiếp với mô-đun CRF thông qua giao diện CNVio.
Các mô-đun CRF có thể hoạt động với CNVi bao gồm Intel Wireless AC-9560, 9462 và 9461. Như vậy đây không phải là một giải pháp Wi-Fi tích hợp hoàn toàn vào chipset như những gì chúng ta thấy trên các SoC di động. Điều này cuối cùng làm giảm chi phí của kích thước vật liệu, chi phí của sản phẩm và đưa kết nối không dây của chipset lên một tốc độ rất cao.
Modern Standby/Smart Connect
Một tính năng đặc biệt được trang bị trên Z390. tính năng này cho phép hệ thống cập nhật các chương trình bằng cách định kì đánh thức máy tính của bạn từ chế độ ngủ/ chế độ chờ trong một thời gian ngắn. Chức năng này hoạt động với các ứng dụng tự động lấy dữ liệu của chúng từ Internet, chẳng hạn như Outlook, Social network, E.Mail…Hay đặc biệt là cập nhật hệ điều hành,việc bạn sẽ phải chờ nó cập nhật khi khởi động máy tính nữa sẽ đi vào quá khứ. Khoảng thời gian mỗi lần đánh thức máy cũng được tùy chỉnh đơn giản theo mức bạn muốn.
Ambient Computing
Tính năng cho phép bạn đánh thức máy trong tình trạng Sleep bằng giọng nói, giống như khi bạn gọi Cortana hay Alexa trên điện thoại để đánh thức nó khi đang tắt màn hình cũng đã được Intel tích hợp lên thế hệ Chipset mới của mình.
Z390 hỗ trợ tới 6 cổng USB 3.1 gen 2
Việc hỗ trợ tối đa 6 cổng USb 3.1 gen 2 cũng là một nâng cấp nổi bật lần này của Intel giúp cho người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn và tối ưu hệ thống của mình cùng những thiết bị ngoại vi với tốc độ cao nhất đạt 10Gbps.
Chipset Z390 hỗ trợ các dòng CPU gen 8 (Coffee Lake) và gen 9 (Coffee Lake S)
Thế hệ chipset lần này của intel được hãng giới thiệu là tốt nhất cho thế hệ CPU Coffee Lake, đặc biệt là vẫn hỗ trợ mạnh mẽ những bộ vi xử lý unlock dòng K (có thể ép xung) thế hệ thứ 8 như i3-8350K, i5-8600K và i7-8700K… Tất cả sẽ được phát huy tối đa sức mạnh trên các mainboard chipset Z390. Đặc biệt, chipset Z390 sẽ hỗ trợ cả những CPU thế hệ thứ 9 mới nhất của Intel như i5-9600K, i7-9700K, i9-9900K. Đây đều là những linh kiện PC thuộc dòng top và dành cho những hệ thống cao cấp.
Một thông tin nhỏ thêm về dòng vi xử lý mới nhất của Intel, đó là nó hoàn toàn có thể lắp trên các mainboard thế hệ cũ như B360, Z370… Cũng như những gì mà Intel đã làm trước đây với thế hệ mainboard Skylake kết hợp CPU Kabylake, chỉ với việc update BIOS là bạn đã có thể lắp Intel Gen 9 CPU (Coffee Lake S) vào hệ thống Coffee Lake cũ của bạn. Một giải pháp nâng cấp đầy tính kinh tế được Intel giới thiệu.
Cùng điểm mặt những cái tên Z390 nổi bật đã có trên trị trường
Cái tên đầu tiên phải kể đến chính là MSI, hãng đã cho ra mắt những mẫu Z390 từ rất sớm và đều đã xuất hiện trên kệ hàng của Phong Vũ mà Mainboard MSI MPG Z390 Gaming EDGE AC là một trong những bo mạch chủ đầu tiên.
Sở hữu một thiết kế đẹp với tông đen trắng làm chủ đạo và điều đặc biệt chúng ta có thể nhìn thấy được ngay đó là 2 ăng ten Wi-Fi được đi liền với Mainboard cũng chính là cải tiến lớn nhất chúng tôi đã nêu trên.
Cùng đến từ nhà MSI chúng ta không thể không kể đến Mainboard Mainboard MSI MEG Z390 Godlike, một con “quái vật” thật sự với thiết kế ngoại hình đậm nét nhận diện thương hiệu MSI thế hệ mới, cùng với những gì tốt nhất thời điểm hiện tại và những tính năng đặc biệt đến từ MSI.
Tiêp đến chúng ta phải nhắc đến các bo mạch chủ đến từ ASUS như :
- Mainboard Asus TUF Z390-Plus Gaming (Wi-fi)
- Mainboard Asus ROG Strix Z390-I Gaming
Mời bạn đọc tham khảo thêm các sản phẩm mainboard Z390 khác tại Đây
Lý Hữu Tài / Lê Hạo Nguyên biên tập
Theo Intel và Guru3D