Đánh giá chi tiết Card màn hình Gigabyte 4GB N105TG1 Gaming-4GD – Hiệu năng ấn tượng trong tầm giá
Được thành lập năm 1986, Gigabyte đến nay đã trở thành một trong các nhà sản xuất và phân phối linh kiện phần cứng máy tính cùng các thiết bị ngoại vi rộng khắp trên thế giới. Chia sẻ chung niềm đam mê với các gamer nên hãng này liên tục cho ra mắt những dòng sản phẩm hỗ trợ chơi game “đỉnh cao”, từ hệ thống cơ bản cho đến Xtreme, G1 và AORUS, mỗi dòng một đặc điểm riêng.
Xét riêng về card đồ họa, đối với G1 Gaming Series, đây là dòng được chế tạo để đạt đến độ “perfect” trong việc theo đuổi trải nghiệm đồ họa tối ưu cho các game thủ. Tuy vậy, nếu như ngân quỹ của bạn có hạn, một số sản phẩm hướng đến phân khúc khoảng 200$ của dòng này có thể là một lựa chọn phù hợp mà vẫn đạt được hiệu năng ấn tượng, điển hình là Card màn hình Gigabyte GTX 1050 Ti G1 Gaming 4G.
TỔNG QUAN
Được giới thiệu vào 2016, Gigabyte GTX 1050 Ti G1 Gaming 4G là sự kết hợp giữa bộ xử lý đồ họa GeForce GTX 1050 Ti của NVIDIA (thuộc hạng mới nhất lúc bấy giờ) và giải pháp làm mát bằng quạt kép tự ngắt đặc trưng của hãng, kèm theo một thiết kế bo mạch PCB tùy chỉnh có thêm nguồn phụ PCIe 6 pin để giúp tăng cường khoảng ép xung của card.
THIẾT KẾ BÊN NGOÀI
GTX 1050 Ti G1 có kích thước 21.9 x 11.8 x 4 cm với 2 màu chủ đạo cam và đen giống các card GeForce 10 được giới thiệu lúc đó. Được tích hợp đèn LED RGB với 16.8 triệu tùy chọn màu sắc và nhiều hiệu ứng ánh sáng nên các game thủ có thể chọn đúng sự tương thích cho giàn máy của mình thông qua tiện ích XTREME Engine.
Lưng kim loại nguyên tấm màu đen cung cấp sự cứng cáp và bảo vệ tốt cấu trúc card, đồng thời tạo cái nhìn sạch sẽ, loáng bóng truyền cảm hứng chơi game. Đây là điều khá đặc biệt khi sản phẩm hướng tới phân khúc phổ thông trong khi các ốp lưng thường chỉ dành cho dòng cao cấp.
Sản phẩm có lượng cổng kết nối khá đa dạng: 3 x HDMI 2.0, 1 x DisplayPort 1.4, 1 x DVI-D, PCI-E 3.0 x16.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Chip đồ họa
GPU GeForce® GTX 1050 Ti dựa trên kiến trúc NVIDIA® Pascal™ với 768 lõi CUDA, 48 TMU, 32 ROP, và bộ nhớ tốc độ cao 4GB GDDR5 128 bit, đem đến trải nghiệm chơi game tuyệt vời trong khi vẫn đạt hiệu quả năng lượng dưới mức 75W, đồng nghĩa với việc chỉ cần khe cắm PCIe để đảm bảo nguồn điện mà không cần tới nguồn phụ.
Hệ thống tản nhiệt WINDFORCE X2
WINFORCE X2 trang bị 2 quạt với thiết kế cánh Blade độc đáo, luồng khí thổi qua sẽ được chia bởi các cạnh quạt kiểu tam giác, đồng thời dẫn thông suốt qua các đường cong sọc 3D trên bề mặt, tăng cường hiệu quả lưu thông khí.
Tính năng Active Fan giúp quạt sẽ vẫn tắt khi GPU đang ở mức tải hoặc nhiệt độ cho phép để chơi game có công suất thấp, giúp game thủ thưởng thức gameplay mà không gây tiếng ồn, đồng thời tăng tuổi thọ của card. Đèn LED ở phía trên cùng sẽ cho biết quạt đang ở trạng thái nào.
Các ống dẫn nhiệt trực tiếp bằng đồng nguyên chất được thiết kế để tối đa hóa vùng tiếp xúc trực tiếp với GPU.
Hiệu suất
Với một cú nhấp chuột đơn giản trên tiện ích XTREME engine, các game thủ có thể dễ dàng điều chỉnh card đáp ứng các yêu cầu chơi game khác nhau mà không cần bất kỳ kiến thức ép xung nào, đồng thời tiết kiệm thời gian khi bỏ qua sự phức tạp của điều chỉnh thủ công.
GPU Gauntlet™ Sorting đảm bảo khả năng ép xung cao hơn về mặt chuyển mạch, cho hiệu suất cao nhất mà không ảnh hưởng đến hệ thống.
Khả năng ép xung theo thông tin của hãng:
- Boost: 1506 MHz/ Base: 1392 MHz ở OC Mode
- Boost: 1480 MHz/ Base: 1366 MHz ở Gaming Mode
KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ
Thiết lập hệ thống test
Processor: | Intel Core i7-6700K @ 4.5 GHz
(Skylake, 8192 KB Cache) |
Motherboard: | ASUS Maximus VIII Hero
Intel Z170 |
Memory: | G.SKILL 16 GB Trident-Z DDR4
@ 3000 MHz 15-16-16-35 |
Storage: | 2x Patriot Ignite 960 GB SSD |
Power Supply: | Antec HCP-1200 1200W |
Cooler: | Cryorig R1 Universal 2x 140 mm fan |
Software: | Windows 10 64-bit Anniversary Edition |
Drivers: | NVIDIA: 375.70 WHQL
AMD: Catalyst 16.10.1 WHQL |
Display: | Acer CB240HYKbmjdpr 24″ 3840×2160 |
Thử nghiệm với Assassin’s Creed: Syndicate
Thử nghiệm với Battlefield 1
Thử nghiệm với Batman: Arkham Knight
Thử nghiệm với Grand Theft Auto V
Thử nghiệm với Hitman
Thử nghiệm với The Witcher 3: Wild Hunt
Mức tiêu thụ điện
Tổng kết hiệu suất
Hiệu suất ép xung
TỔNG KẾT
Gigabyte cho thấy khả năng ép xung GTX 1050 Ti G1 Gaming của họ tương đối tốt, giúp tăng hiệu năng 5% so với các tham chiếu, trong khi vẫn đảm bảo card mát mẻ và chạy êm. So với RX 460 của AMD, hiệu suất tăng lên hơn 25%, đồng thời kém 25% sau RX 470, nghĩa là ở ngay giữa 460 và 470. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ không thể chơi các tựa game AAA mới nhất với chi tiết tối đa ở 1080p với GTX 1050 Ti; thay vào đó, bạn sẽ phải cân nhắc và giảm chi tiết, hoặc chơi game MOBA vì chúng thường không có đồ họa đòi hỏi cao như vậy.
Xét về điện mức tiêu thụ, giống như tất cả các GPU Pascal khác, tiêu thụ điện năng của GTX 1050 Series luôn hiệu quả, cho thấy ưu thế dẫn đầu rõ ràng của NVIDIA so với AMD trong chỉ số này. Mức tiêu thụ điện năng của các game luôn ở mức dưới 75 W đúng như mô tả, tuy vậy Gigabyte vẫn bổ sung thêm một nguồn nối phụ 6 pin vào card phòng khi cần ép xung mạnh.
Tựu chung lại, đây sẽ là một sự lựa chọn thích hợp cho những ai muốn sở hữu một chiếc card mạnh mẽ về hiệu năng và “cool ngầu” về thiết kế, tuy rằng vẫn đắt hơn so với các phiên bản rẻ nhất trong tầm giá dưới 200$, song lại có backplate và khả năng tản nhiệt tốt hơn hẳn, cùng với mức điện năng tiêu thụ khiêm tốn, sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản chi phí đáng kể.